Top 10 front-end framework được dùng phổ biến nhất

Web Designer đã phải học hỏi và phát triển liên tục trong những năm gần đây khi công nghệ luôn phát triển mạnh mẽ hơn qua từng năm. Sự tăng thêm số lượng cũng như chất lượng của các front-end framework đã thay đổi toàn bộ cuộc chơi thiết kế web nhưng với số lượng quá nhiều thì bạn nên bắt đầu với framework nào? Sau đây là top 10 front-end framework phổ biến bạn nên tham khảo

Top 10 Front-end Framework được dùng nhiều nhất hiện nay

Có rất nhiều Framework khác nhau chúng ta có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu của dự án hoặc theo đặc điểm phong cách riêng của từng người mỗi ngôn ngữ lập trình sẽ có các framework cung cấp các dữ liệu có thể sử dụng lại khi cần dùng.

1. Bootstrap

Bootstrap là một front-end framework phổ biến nhất hiện nay được nhiều người biết đến bởi tính năng tiếp cận điện thoại di động, mặc dù giống như các front-end framework khác nhưng nó lại có các giao diện phổ biến người dùng riêng. Bootstrap đơn giản dễ sử dụng cho tất cả mọi người phù hợp với kích thước của mọi thiết bị mình chỉ cần chọn các bootstrap có liên quan với nhau thiết kế sẽ tự động điều chỉnh kích thước để ra một sản phẩm chất lượng hoàn hảo nhất. Rất nhiều website trên thế giới sử dụng Bootstrap làm framework cho thiết kế của mình bởi tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên nó lại có kích thước file lớn 276KB kiến cho file có vẻ nặng khi sử dụng.

Front-end Framework Bootstrap
Front-end Framework Bootstrap

2. Foundation

Foundation là một framework được sử dụng rộng rãi bên cạnh Bootstrap chuyên dành riêng cho web responsive và có rất nhiều gói hỗ trợ thiết kế như : blog, work space. Foundation giúp tiết kiệm thời gian thiết kế vì đã có layout phù hợp, nó giúp hiển thị nội dung một cách tốt nhất trong mọi điều kiện mọi hoàn cảnh, rất linh hoạt có thể tùy chỉnh để thiết kế các web responsive tuyệt vời.

Front-end framework foundation
Foundation là framework được sử dụng rộng rãi

3. MUI

MUI (Material UI)là một dạng thiết kế website giao diện phẳng rất gọn nhẹ với ưu điểm vượt trội là tải các ứng dụng một cách nhanh chóng giải nén tốt và không bị phụ thuộc bên ngoài, MUI cực kì nhẹ có khả năng tương thích với thư viện React. MUI tương thích với trình duyệt chéo hoạt động trên mọi trình duyệt với nguyên tắc thiết kế Material Design.

CSS Framework với thiết kế Material của Google
CSS Framework với thiết kế Material của Google

4. Semantic UI

Nhắc đến Semantic chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một framework gắn bó thân thiết với người dùng nó mang đủ các yếu tố của một front-end framework. Semantic UI sử dụng các ngôn ngữ đơn giản gần gũi khiến cho mọi người dễ tiếp cận điều này làm cho các code trở nên dễ dọc, dễ hiểu, dễ sử dụng, dễ đi vào lòng người. Framework còn rất đa dạng khả năng tùy biến cao, có thể tùy chỉnh các biến theo các chủ đề khác nhau khiến người dùng có thể tự tiếp cận và tìm ra biến phù hợp với mình. Với tính năng thích hợp với lượng lớn thư viện của bên thứ ba khiến cho quá trình làm việc dễ dàng hơn. Kích thước của Semantic UI nhỏ giúp tối ưu thời gian làm việc.

Sematic UI tập trung vào tối ưu UI cho website
Sematic UI tập trung vào tối ưu UI cho website

5. Bulma

Nếu như Sematic UI mang đến cho người dùng sự gần gũi, thân thiện, tự nhiên thì Bulma mang trong mình giao diện hiện đại, cá tính riêng cũng chính bởi điều này khiến cho nó rất nổi bật, nó vô cùng nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Với tính năng ưu tiên tiếp cận di động cũng khiến nó tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Bulma là một framework rất đặc biệt chúng ta có thể chọn bất kì một chức năng nào trong framework không nhất thiết phải chọn một nhóm khiến cho các file thiết kế nhẹ nhàng, dung lượng thấp không tốn bộ nhớ. Bulma rất linh hoạt tối ưu cho kích thước nhỏ có thể tùy chỉnh được.

Bulma Framework là một Modular CSS ( có thể chọn một chức năng đơn lẻ )

6. Mustard UI

Tuy rằng Mustard UI ra đời rất đơn giản ngẫu nhiên nhưng vẫn là một framework rất tốt với các công nghệ tiên tiến Mustard UI là một framework mã nguồn mở, nó có đầy đủ những thứ mà chúng ta cần dễ dàng đáp ứng các hướng dẫn thiết kế material của google có thể tự tùy chỉnh thông qua Scss Variable. Chúng ta có thể lựa chọn sử dụng toàn bộ framework hay chỉ một phần tùy thuộc vào nhu cầu của mình.Tuy nhiên không có gi nổi trội hơn các framework khác nên Mustard UI không được ưa chuộng cho lắm.

Mustard UI là một frameword mã nguồn mở
Mustard UI là một framework mã nguồn mở

7. UI KIT

Giống như Bootstraps nhưng UIKIT không được nhiều người biết đến tuy nhiên là một module front-end framework nhẹ giúp phát triển giao diện wed nhanh chóng hỗ trợ đầy đủ các công cụ thiết kế UI. UIKIT cung cấp cho bạn một tập hợp các component về HTML và JS với khả năng sử dụng một cách dễ dàng. UIKIT bao gồm một bộ SVG Icon Font và một lượng lớn các components, các API dễ nhớ khiến nó trở thành một framework hữu ích. Đặc biệt bạn có thể thêm các thành phần mà không ảnh hưởng đến tổng thể của nó.

UIKIT là một framework nhẹ giúp phát triển giao diện nhanh chóng
UIKIT là một framework nhẹ giúp phát triển giao diện nhanh chóng

8. Spectre

Spectre là một framework hiện đại có tính tương tác cao cung cấp đến cho người dùng nhiều tiện ích nổi trội, dễ dàng sửa đổi bằng trình biên tương thích với hầu hết các trình duyệt. Spectre cung cấp các elegant element hệ thống layout tiện ích có thể sửa đổi bằng trình biên dịch sass và scss. Nó có bố cục đơn giản giao diện dễ dùng.

Spectre bố cục đơn giản giao diện dễ dùng
Spectre bố cục đơn giản giao diện dễ dùng

9. Tailwind

Theo các nhà nhận định thì Tailwind giúp xây dựng website nhanh nhất nó bao gồm toàn bộ các class, mỗi class có một chức năng khác nhau. Nếu như các framework khác được coi là một thứ hoàn chỉnh thì Tailwind được ví như các linh kiện mà chúng ta mua về phải tự lắp ráp thành case mong muốn, theo sự sáng tạo của mình để thêm một vài dòng css hợp lý. Chúng ta có thể cài đặt nó qua Yarn hoặc Npm đều được nhé. Tailwind sẽ tự động lấy các directive trong file để làm công thức sau đó sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Tailwind được ví như các linh kiện
Tailwind được ví như các linh kiện

10. Materialize

Materialize là một framework được ra đời bởi một nhóm sinh viên đại học là một framework dựa trên Material Design của google. Nó cũng đáp ứng được hầu hết yêu cầu thiết kế responsive với các dạng gird quen thuộc của khách hàng, hỗ trợ người dùng tối ưu trên điện thoại nó làm việc rất tốt trên mobile cho người dùng thao tác với web trên điện thoại. Nó tập trung vào phần UX là chính tập trung vào trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên Materialize lại làm việc trên một khuôn mẫu có sẵn khiến cho việc sáng tạo của bạn bị hạn chế nhưng nếu bạn là một người không quá cầu kì muốn có một framework đơn giản thì đây có thể là một lựa chọn khá phù hợp đáng để thử.

Materialize tập trung vào phần UX
Materialize tập trung vào phần UX

Kết

Qua đây mình đã giúp các bạn tìm ra được những front-end framework dễ dùng và rất phổ biến hiện nay, bạn có thể tự chọn cho mình một framework phù hợp tự do sáng tạo thiết kế theo ý mình. Bạn có thể tạo ra những dòng code riêng biệt làm nổi bật đặc thù nghề nghiệp của mình tiết kiệm được thời gian. Là một designer chuyên nghiệp bạn nên tìm hiểu kĩ về front-end framework. Hãy là một người dùng thông minh biết chắt lọc và tìm ra các framework phù hợp nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *