Đăng Ký Môi Trường Là Gì? Lưu Ý Về Đối Tượng Cần Thực Hiện Và Hồ Sơ 2023

đăng ký môi trường là gì

Việc bảo vệ môi trường là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Để bảo vệ và quản lý môi trường một cách hiệu quả. Việc đăng ký môi trường ắt hẳn là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều hoạt động sản xuất và kinh doanh đều phải tuân thủ quy định về đăng ký môi trường. Bài viết này Bootcards sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm đăng ký môi trường là gì? Đối tượng cần đăng ký, thủ tục và quy trình liên quan.

Đăng ký môi trường là gì ?

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm “Đăng ký môi trường là gì?”. Đăng ký môi trường là quá trình đề cập đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc dự án. Đã thông báo đến cơ quan có thẩm quyền về tác động của dựa án đối với môi trường.

Mục đích của việc đăng ký môi trường là để đánh giá, giám sát và quản lý các rủi ro và tác động môi trường. Liên quan đến các hoạt động, sự phát triển đến từ dự án hoặc hành động từ cá nhân, doanh nghiệp đó.

khái niệm đăng ký môi trường là gì

Tất nhiên, việc đăng ký môi trường thường luôn là một yêu cầu pháp lý bắt buộc theo luật và quy định nhà nước. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến hình phạt hoặc hậu quả pháp lý đối với người chống đối hoặc cố trình chống đối.

Đối tượng phải đăng ký môi trường

Đối tượng cần đăng ký môi trường rất đa dạng và có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, bắt buộc những ai tham gia vào các hoạt động kinh doanh đều cẩn phải xác định và hiểu rõ phạm vi kinh doanh của mình. Để thực hiện đăng ký môi trường phù hợp. Nếu không sẽ bị xử phạt không đăng ký môi trường theo quy định pháp luật. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam. Các hoạt động sau được đề cập sau đây phải thực hiện đăng ký môi trường:

Cơ sở sản xuất công nghiệp:

  • Những đơn vị là nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng sản xuất công nghiệp.
  • Các nhà máy xây dựng để hoạt động xử lý chất thải, nước thải.
  • Các xưởng sản xuất vật liệu xây dựng như hóa chất, nhựa, cao su, giấy, gỗ. Và những ngành công nghiệp liên quan khác.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ:

  • Nhà hàng, khách sạn, karaoke.
  • Trung tâm thương mại đa lĩnh vực, siêu thị và, nhà sách.
  • Bệnh viện, trường học, trung tâm y tế, spa, thẩm mỹ viện.

Dự án đầu tư:

  • Các dự án đầu tư mới mở rộng và các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Các dự án xây dựng công trình, giao thông, cấp thoát nước, viễn thông.

Xem thêm: Top 10 Hạt Giống Hoa Dễ Trồng Nơ Đẹp Quanh Năm

Đối tượng nào được miễn đăng ký môi trường?

Vậy liệu có đối tượng nào được miễn đăng ký môi trường hay không ? Câu trả lời là có. Cụ thể, theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Các trường hợp sau đây không cần phải thực hiện đăng ký môi trường:

  • Những cơ sở hoạt động đủ điều kiện áp dụng giấy phép môi trường.
  • Những tổ chức hoạt động thuộc diện được quy định trong danh mục của Chính phủ.
  • Các hoạt động được liệt kê trong Danh mục công bố.
  • Những hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề cơ bản. Đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.
  • Lĩnh vực sản xuất phim điện ảnh, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.
  • Những dịch vụ không có địa điểm kinh doanh cụ thể, địa điểm lưu động.
  • Những dịch vụ có diện tích dinh doanh dưới 200m².
  • Dịch vụ photocopy, cung cấp các nền truy cập internet, điện tử.
  • Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi lưu ý dành cho quy mô cá nhân, hộ gia đình.
  • Những đơn vị nuôi trồng thủy sản hồ chứa có lưu lượng nước thải dưới 1.0000m³/ ngày đêm.

Tuy nhiên những đối tượng này vẫn phải tuân thủ quy định bảo vệ môi trường cơ bản, nếu làm sai, vẫn có thể bị phạt theo quy định của pháp luật.

Tại sao cần phải đăng ký môi trường?

Việc đăng ký môi trường giúp kiểm soát và nắm được các hoạt động gây ô nhiễm. Từ đó có được các biện pháp cũng như các phương án bổ trợ để bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt, đăng ký môi trường là một yêu cầu pháp lý. Nếu không tuân thủ có thể bị xử phạt hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh.

tại sao cần phải đăng ký môi trường

Do đó nếu các doanh nghiệp và tổ chức tuân thủ quy trình đăng ký môi trường sẽ được coi là những đơn vị uy tín và có ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ đời sống xanh giúp cho cơ quan chức năng có thông tin về các hoạt động gây ô nhiễm, từ đó tăng cường quản lý và giảm thiểu rủi ro đến đời sống người dân.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách dùng bếp ga mini an toàn bạn không nên bỏ qua

Hồ sơ thủ tục đăng ký môi trường gồm những gì?

Các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho quá trình đăng ký. Hồ sợ thủ tục đăng ký môi trường phải bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký môi trường: Ghi rõ thông tin cá nhân, tên dự án, địa chỉ và mục đích hoạt động.
  • Bản sao công chứng các văn bản liên quan: Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng (nếu có)…
  • Bản vẽ phối cảnh dự án: Mô tả chi tiết vị trí, quy mô, công suất và các yếu tố quan trọng khác của dự án.
  • Báo cáo ảnh hưởng môi trường: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường, phân tích các biện pháp bảo vệ môi trường.
  • Giấy tờ liên quan khác: Bản sao hợp đồng thuê đất (nếu có), bản thỏa thuận giữa các bên có liên quan,…

hồ sơ đăng ký môi trường

Những giấy tờ đề cập phía trên là những giấy tờ cơ bản. Tùy theo quy mô, tính chất, và phạm vi kinh doanh mà sẽ cần bổ sung thêm các giấy tờ khác. Những doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ các vấn đề này để tiết kiệm thời gian làm thủ tục đăng ký môi trường. Có thể liên hệ ngay công ty môi trường Polygreen. Nơi đây chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn môi trường uy tín nhất hiện nay. Polygreen sẽ hỗ trợ tư vấn về vấn đề hồ sơ và quy trình thực hiện đăng ký môi trường rõ ràng.

Quy trình đăng ký môi trường

Sau khi chuẩn bị thành công hồ sơ đăng ký môi trường, người đề nghị cần tiến hành quy trình đăng ký. Nội dung đăng ký môi trường sẽ được thể hiện qua từng quy trình cụ thể như sau:

Thẩm quyền đăng ký

Người đề nghị gửi hồ sơ đăng ký môi trường cho cơ quan chức năng có thẩm quyền, thường sẽ làm thủ tục đăng ký môi trường cấp xã. Từ đó được kiểm tra hồ sơ và nhận sự đánh giá pháp lý từ đây.

Nội dung đăng ký

Nội dung đăng ký môi trường phải bao gồm thông tin về dự án, chi tiết tác động đến môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường và các yêu cầu khác theo quy định.

Trong quá trình hoạt động, nếu phát sinh thay đổi về nội dung đã đăng ký. Phải có trách nhiệm đăng ký môi trường lại từ đầu trước khi bắt tay vào dự án.

Thời điểm đăng ký

Thời điểm đăng ký môi trường phải tuân theo quy định của cơ quan chức năng, bắt buộc là trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xây dựng.

Nhận kết quả

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra. Sau đó đưa ra quyết định về việc cấp giấy phép môi trường. Thời gian thẩm định hồ sơ và có kết quả trung bình từ 5-7 ngày. Trên thực tế có thể kéo dài hơn nếu tại thời điểm có nhiều hồ sơ cùng nộp

Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Và Nhà Tắm Riêng 2023

Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường là gì?

Khi được cấp giấy phép môi trường. Chủ dự án đầu tư và cơ sở có những quyền và nghĩa vụ cần tuân thủ. Đối với những đối tượng mới đăng ký lần đầu. Hãy theo dõi thông tin sau đây để biết rõ hơn về quyền và nghĩa vụ khi đã đăng ký môi trường thành công

quyền và nghĩa vụ khi đăng ký môi trường

Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có được những quyền như sau:

  • Sử dụng nguồn tài nguyên môi trường theo quy định trong giấy phép môi trường được cấp.
  • Được hỗ trợ từ nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Trong quá trình xây dựng cũng như sau khi dự án kết thúc

Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ như sau:

  • Bắt buộc phải thực hiện đúng các yêu cầu, điều kiện và biện pháp bảo vệ môi trường. Những điều được đề câp trong nội dung đăng ký môi trường.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến môi trường.
  • Thực hiện quy trình giám sát, kiểm tra và báo cáo môi trường định kỳ theo quy định.

Mẫu văn bản đăng ký môi trường cho các dự án

Nếu bạn đang thắc mắc khi nộp giấy đăng ký môi trường, ta sẽ lấy mẫu văn bản tại đâu? Mẫu nào cho đúng ? Thì thông tin mẫu đính kèm dưới đây sẽ giúp bạn.

mẫu đăng ký môi trường 1

 

mẫu đăng ký môi trường 2

 

mẫu đăng ký môi trường 3

 

mẫu đăng ký môi trường 4

Chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp sẽ nộp mẫu văn bản đăng ký môi trường theo Mẫu 47 đăng ký môi trường (Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường).

Nội dung bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của cá c Chủ đầu tư, cơ sở sản xuất,… Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc đăng ký môi trường là gì. Hãy tìm hiểu thật kỹ và thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Tránh các trường hợp xấu gây thiệt hại về tài chính cũng như môi trường.

Xem thêm: Ắc Quy Ô Tô Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay? Review Các Hãng Ắc Quy Tốt Nhất 2023

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *