Những Lưu Ý Khi Thiết Kế Nhà Vệ Sinh Và Nhà Tắm Riêng Nên Biết 2023

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Xu hướng thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đang được rất nhiều người lựa chọn nhờ tính tiện nghi mà nó mang lại. Đặc biệt, trong cuộc sống bộ bề và áp lực, việc có một không gian riêng tư để thư giãn và giải tỏa là điều rất cần thiết. Bài viết dưới đây Bootcards sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết 2 không gian này một cách phù hợp và hoàn hảo nhất cho ngôi nhà của mình.

Ưu và nhược điểm khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Nhiều gia chủ khi xây nhà đều gặp khó khăn trong việc quyết định có nên hay không nên bố trí nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Theo đánh giá của các kiến trúc sư, việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng sẽ đem đến nhiều tiện lợi cho quá trình sử dụng. Dưới đây là ưu và nhược điểm của cách thiết này để bạn tham khảo và đưa ra quyết định phù hợp.

ưu điểm khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Ưu điểm

  • Thuận tiện cho việc sinh hoạt: Khi tách riêng nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, gia đình bạn sẽ không còn cảnh người này muốn sử dụng nhà tắm nhưng phải chờ người kia đi vệ sinh xong hay ngược lại. Mọi người có thể sử dụng 2 không gian khác nhau vào cùng một thời điểm mà không gây ảnh hưởng đến này, điều này đặc biệt hữu ích và giúp tiết kiệm thời gian vào buổi sáng.
  • Đảm bảo yếu tố vệ sinh: Nhà tắm vừa là không gian để vệ sinh cá nhân, vừa là nơi thư giãn, phục hồi thể chất, tinh thần. Vậy nên việc giữ cho phòng tắm sạch sẽ, thông thoáng và có mùi hương dễ chịu là điều rất cần thiết. Ngược lại, nhà vệ sinh lại là nơi bài tiết chất thải, có nguy cơ sản sinh ra các loại vi khuẩn, nấm mốc, dễ ám mùi,…. Vì vậy khi tách riêng 2 không gian này, bạn sẽ đảm bảo yếu tố vệ sinh hơn hẳn.
  • Dễ dàng bố trí nhiều tiện ích hơn: Nhà tắm và nhà vệ sinh đều có những công năng khác nhau, do đó những thiết bị sử dụng cho 2 không gian này cũng hoàn toàn khác nhau. Việc thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh riêng sẽ thuận tiện để bố trí thêm các tiện ích nội thất cũng như trang trí theo mong muốn của gia chủ. Chẳng hạn như đối với phòng tắm, bạn có thể trang trí nhiều cây xanh, kệ trang trí, tranh treo tường,… còn đối với nhà vệ sinh có thể tối giản và chủ yếu tập trung vào tiện nghi.

Nhược điểm

  • Tốn kém diện tích: Diện tích tiêu chuẩn của nhà tắm có toilet là từ 4 – 6m2, tuy nhiên nếu tách riêng 2 không gian này diện tích nhà tắm sẽ có sự chênh lệch ít nhiều. Nói cách khác, đó là bạn cần thêm diện tích để bố trí nhà vệ sinh riêng. Điều này sẽ gây khó khăn đối với những ngôi nhà có diện tích vừa – nhỏ hoặc căn hộ chung cư mini.
  • Kinh phí xây dựng cao hơn: Cho dù được xây cùng một diện tích, tuy nhiên nếu tách biệt nhà vệ sinh và nhà tắm sẽ đồng nghĩa với việc nguyên vật liệu xây dựng, các thiết bị nội thất, trang trí,… cũng sẽ tăng lên. Nhìn chung, việc thiết kế hai không gian này riêng biệt sẽ tốn của bạn một phần chi phí đáng kể.

Lưu ý khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cho căn hộ chung cư

Với xu hướng hiện tại để thiết kế nhà chung cư đẹp. Rất nhiều người quan tâm đến việc thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Tuy nhiên khi bố trí 2 không gian này bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Vị trí đặt phòng vệ sinh sao cho hợp lý

Để đảm bảo được tính thuận tiện, phòng vệ sinh nên được bố trí gần phòng khách hoặc khu vực bếp nấu. Tuy nhiên, gia chủ nên tránh đặt nhà vệ sinh ở lối vào, phòng ngủ, khư vực bếp nấu và phòng ăn, tốt nhất nên bố trí toilet ở chân cầu thang hoặc ở giữa hai phòng.

Nếu bạn muốn đặt phòng tắm hoặc nhà vệ sinh trong phòng ngủ, cần bố trí ở các góc phòng thích hợp để tránh làm ảnh hưởng đến bài trí nội thất. Nên đặt phòng toilet riêng giữa hai phòng ngủ để tạo không gian riêng tư, ngoài ra bạn cũng nên tránh đặt nhà vệ sinh ở vị trí giữa nhà vì đó là nơi chứa năng lượng xấu.

Nên phân chia khu vực rõ ràng

Nếu ngôi nhà của bạn không có đủ diện tích để thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt, bạn có thể sử dụng vách kính, vách đá hoặc vách nhựa để phân chia hai khu vực này. Hãy phục thuộc vào kích thước, không gian của toilet cũ và số lượng trang thiết bị bên trong để phân chia sao cho phù hợp nhất. Việc phân chia chức năng một cách hợp lý là điều cần thiết giúp người sử dụng thuận tiện hơn khi sinh hoạt và công việc bảo trì vệ sinh trang thiết bị nội thất cũng sẽ dễ dàng hơn.

phân chia khu vực trong thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng

Xem thêm: Ắc Quy Ô Tô Loại Nào Tốt Nhất Hiện Nay? Review Các Hãng Ắc Quy Hiện Nay

Lựa chọn thiết bị phù hợp

Để đảm bảo sự bền vững và kéo dài tuổi thọ trong quá trình sử dụng của thiết bị nội thất trong nhà vệ sinh và nhà tắm, bạn nên sử dụng các vật liệu như đá, kính và tráng men ở những nơi có độ ẩm cao. Đối với những thiết bị cơ bản cần có trong nhà vệ sinh và nhà tắm như vòi nước, bồn cầu, bồn tắm,…. nên chọn các thương hiệu nổi tiếng có chất lượng sản phẩm tốt để đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu dài. Bạn nên tìm đến những công ty thiết kế nội thất tại Hà Nội hoặc TPHCM để được tư vấn hỗ trợ thiết kế phù hợp với không gian nhà mình.

Thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm đảm bảo độ thông thoáng

Cửa sổ cho nhà tắm và nhà vệ sinh trong thành phố hoặc chung cư thường khó để bố trí, do đó bạn lắp đặt quạt thông gió là giải pháp hữu ích nhất. Điều này vừa giúp không gian luôn khô giáo vừa tránh được tình trạng độ ẩm gây hại cho nội thất. Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh nhà tắm và nhà vệ sinh thường xuyên để đảm bảo sự thoáng mát cũng như tránh mùi hôi và ẩm ướt.

Trang trí nhà vệ sinh đẹp

Gia chủ có thể trang trí thêm những chi tiết như nến thơm, đèn Led chống nước, các chậu cây cảnh,… Điều này sẽ giúp cải thiện trải nghiệm sử dụng và tạo cảm giác thoải mái cho nhà vệ sinh và nhà tắm riêng. Bạn nên chọn gạch ốp tường với màu sắc và hoa văn phù hợp với tổng thể phòng và sử dụng loại gạch chống trượt để tránh động nước hoặc trơn trượt. Ngoài ra, chủ nhà cũng nên lắp đặt quạt treo tường trong nhà tắm để giúp sàn nhanh khô hơn sau khi sử dụng.

trang trí nhà vệ sinh đẹp trong thiết kế

Xem thêm: 10+ Công Ty Phân Bón Chất Lượng Cao Uy Tín Nhất Tại Việt Nam

Gợi ý một số phong cách thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cho căn hộ chung cư

Hiện nay dịch vụ thi công nội thất căn hộ đang rất phổ biến trên thị trường. Nếu bạn đang có ý định thiết kế nhà vệ sinh đẹp và nhà tắm riêng cho căn hộ của mình thì sau đây sẽ là một số phong cách thiết kế đang rất được ưa chuộng hiện nay. Bạn hãy tham khảo trước và trao đổi lại với bên thi công để cho ra thiết kế đẹp nhất.

Phong cách thiên nhiên

Nếu bạn muốn tạo một không gian nhà vệ sinh và phòng tắm mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái, hãy đặt cây xanh trong nhà vệ sinh để thanh lọc không khí. Đây là cách bài trí đặc trưng của phong cách thiết kế này. Tuy nhiên phong cách thiên nhiên này chỉ phù hợp với không gian vừa phải, không quá rộng cũng không quá nhỏ. Ngoài ra, gia chủ chỉ nên bài trí đơn giản và sử dụng những gam màu trung tính để tạo điểm nhấn cho không gian.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng phong cách thiên nhiên

Phong cách tối giản

Màu trắng là tông màu chủ đạo luôn được ưu tiên lựa chọn khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tăm riêng hay chung. Đây là một phong cách thiết kế tối giản nhưng không kém phần sang trọng, tuy nhiên nó yêu cầu người dùng phải đảm bảo tính vệ sinh và lau chùi thường xuyên. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại gạch trang trí có màu tương phản như trắng, đen hoặc xám để tạo hiệu ứng hiện đại và thu hút ánh nhìn.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng phong cách tối giản

Xem thêm: Cửa Hàng Đồ Chơi Xe Máy: Top 10 Địa Chỉ Chất Lượng Nhất 2023

Phong cách Vintage

Đối với những gia chủ yêu thích sự cổ điển với các tông màu pastel. Phong cách vintage chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian nhà tắm và nhà vệ sinh. Bạn có thể ứng dụng một số tổ hợp màu sắc ấm áp như hồng phấn, cam, xanh lá,… Để tạo điểm nhấn độc đáo cùng một không gian đậm chất cổ điển cho nhà tắm và toilet của mình.

thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng phong cách vintage

Trên đây là những lưu ý bạn cần biết khi thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng cho căn hộ chung cư của mình. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên, bạn sẽ có được những kiến thức hữu ích để ứng dụng vào ngôi nhà của mình trong tương lai.

Xem thêm: Tinh Dầu Giá Sỉ Mua Ở Đâu? Top 7 Đơn Vị Bán Tính Dầu Uy Tín

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *